Cách trị mụn và các hoạt chất trị mụn;
1. Nguyên nhân gây mụn là gì?
Bản chất nhân mụn hình thành do bã nhờn, tế bào chết và bụi bẩn gây bít tắc lỗ chân lông. Tùy vào tác nhân mà các chuyên gia da liễu sẽ chia nguyên nhân gây mụn thành 3 nhóm chính sau:
* Vệ sinh da chưa đúng cách: khiến tế bào chết và bụi bẩn tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông gây mụn.
* Thay đổi nội tiết tố: gặp ở cả nam và nữ trong độ tuổi từ 12-19, giai đoạn này hormone sinh dục Androgen gia tăng giúp cơ thể phát triển nhưng cũng đồng thời kích thích tuyến bã nhờn tăng tiết dầu.
* Cơ thể tích tụ dầu thừa: do ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ cộng thêm thức khuya khiến cơ thể tích tụ độc tố, dầu mỡ, hoạt động gan thận bị quá tải. Một lượng dầu thừa sẽ phải đào thải qua lỗ chân lông dưới da lâu ngày gây bít tắc hình thành nên nhân mụn. Xuất hiện nhiều ở bạn nam.
Ngoài ra các yếu tố như stress, di truyền cũng là 1 trong những nguyên nhân dẫn tới tuyến bã nhờn tăng tiết dầu và hình thành mụn dưới da.

2. Phân biệt các loại mụn thường gặp
Các loại mụn được gọi chung là mụn trứng cá, tùy vào nguyên nhân và tiến triển mụn mà được chia làm một số loại mụn phổ biến sau:
* Mụn ẩn: là loại mụn có nhân nằm sâu dưới lớp biểu bì da, dù không nhìn rõ nhưng khiến trở nên sần sùi, thô ráp. Mụn ẩn có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào không riêng gì tuổi dậy thì. Thường xuất hiện ở vùng trán, cằm và 2 bên má.
* Mụn đầu đen: được hình thành do sự tích tụ bã nhờn, tế bào chết và bụi bẩn gây bít tắc lỗ chân lông. Khi miệng lỗ chân lông mở, một phần nhân mụn tiếp xúc với không khí bên ngoài sẽ bị oxy hóa chuyển thành màu đen. Mụn đầu đen thường thấy ở vùng trán, mũi.
* Mụn viêm: nhân mụn ngoài bã nhờn, bụi bẩn tế bào chết thì sự hình thành mụn viêm còn liên quan đến vi khuẩn P.Acnes. Dẫn tới loạt phản ứng viêm gây sưng đỏ dưới da. Tùy vào cấp độ viêm mụn mà có thể hình thành mụn bọc, mụn nang,…
Ngoài 3 loại mụn phổ biến trên thì còn một loại mụn nữa mà các bạn hay gọi với cái tên mụn nội tiết. Thường gặp ở những bạn nữ có sự rối loạn nội tiết khi chuẩn bị đến kỳ, đang trong kỳ dâu, mang thai, sau sinh,… Các nốt mụn nội tiết thường gây viêm, sưng đau nhức, tập trung ở quanh miệng, quai hàm.

3. Mụn có tự hết được không?
Câu trả lời là mụn không thể tự hết được nếu bạn không tác động làm loại bỏ nhân mụn khỏi da hoặc làm tan nhân bã nhờn từ bên trong.
Một số bạn cho rằng cứ để hết tuổi dậy thì là hết mụn thực tế là chúng ta vẫn thấy rất nhiều bạn 20, 30 tuổi vẫn bị mụn do chưa xử lý được nguyên nhân hình thành chúng. Trường hợp để mụn lâu ngày không chữa dễ khiến hệ vi sinh da ngày càng yếu vì phải chống chọi với vi khuẩn, nguy cơ thâm sẹo mụn cao.
Nguyên tắc điều trị mụn tại nhà cần kết hợp tác động điều trị từ cả bên trong và bên ngoài giúp giảm lượng dầu thừa bên trong đồng thời kích thích làm trồi lên.” Dựa theo nguyên tắc này, để điều trị mụn ẩn tại nhà các bạn cần:
* Giảm lượng dầu thừa trong cơ thể: bằng cách hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng. Kết hợp uống trà thải độc mát gan và viên uống kiềm dầu hạn chế tuyến bã nhờn tiết dầu thừa, hỗ trợ làm tan nhân mụn từ bên trong.
* Skincare làm sạch da: giúp loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết và dầu thừa từ đó làm thông thoáng lỗ chân lông ngăn ngừa nhân mụn mới hình thành
* Bổ sung hoạt chất điều trị mụn: cần có tretinoin - adapalene - Benzoyl - clindamycin -Dapsone … giúp gom cồi mụn nhanh, kích thích nhân mụn trồi lên. kháng sinh giúp loại bỏ tối đa lượng vi khuẩn trên da giảm viêm mụn hiệu quả. Đồng thời kích thích sản sinh tế bào da mới khỏe mạnh và sáng mịn hơn.
Da mụn có nên dùng kem chống nắng không?
Nhiều bạn lo lắng việc sử dụng kem chống nắng sẽ gây bí da nổi mụn nhiều hơn. Tuy nhiên thực tế là bất kể loại da nào cũng cần được bảo vệ trước tác hại của ánh nắng mặt trời, đặc biệt là làn da mụn nhạy cảm. Tuy nhiên việc lựa chọn kem chống nắng cho da mụn cũng cần lưu ý để tránh da bị bí hay bít tắc nang lông:
* Kết cấu: ưu tiên dạng kem lỏng không quá đặc.
* Loại kem chống nắng: ưu tiên dòng kem chống nắng vật lý lai hóa học vì nó sở hữu ưu điểm của cả 2 dòng kem này. Đó là vừa có kết cấu mỏng nhẹ, vừa chống nắng hiệu quả.
* Chỉ số: Spf 30-50, PA+++ là phù hợp với da mụn, nếu chỉ số spf quá cao có thể gây bít tắc lỗ chân lông và tình trạng mụn thêm trầm trọng.
